Vai trò gây bệnh Triglyceride

Bảng xét nghiệm máu, nồng độ triglyceride màu cam bên phải tăng theo độ tuổi

Cholesterol và triglyceride được mang đi trong máu nhờ kết hợp với một chất có tên là lipoprotein. Có nhiều loại lipoprotein: loại có tỉ trọng cao: HDL, tỉ trọng thấp: LDL, tỉ trọng rất thấp: VLDL. HDL có chức năng vận chuyển cholesterol còn VLDL có chức năng vận chuyển triglyceride trong máu.[4] Cholesterol kết hợp với LDL được ký hiệu là LDL-c là dạng cholesterol gây hại cho cơ thể. Chúng vận chuyển cholesterol vào trong máu, thấm vào thành mạch máu, đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành mảng xơ vữa động mạch. Cholesterol kết hợp với HDL được ký hiệu là HDL-c là một dạng cholesterol có lợi cho cơ thể chống lại quá trình xơ mỡ động mạch bằng cách mang cholesterol dư thừa ứ đọng từ trong thành mạch máu trở về gan.[4]

Ở cơ thể người, mức độ cao triglyceride trong mạch máu dẫn đến xơ vữa động mạch (xơ cứng động mạch) gây nguy cơ về các bệnh tim mạch và đột quỵ. Tuy nhiên, ảnh hưởng tiêu cực của triglyceride đến việc nâng cao tỷ lệ LDL:HDL đến nay vẫn chưa xác định rõ ràng. Mối nguy hiểm có thể được cho là sự tương quan tỷ lệ nghịch giữa nồng độ triglyceride và nồng độ HDL.

Tiêu chuẩn đánh giá

Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ đã đưa ra các tiêu chuẩn đối với nồng độ triglyceride trong máu:[5]

Nồng độ mg/dLNồng độ mmol/LGiải thích
<150<1.69Bình thường, nguy cơ thấp
150-1991.70-2.25Bấp bênh cao
200-4992.26-5.65Cao
>500>5.65Rất cao: Nguy cơ cao

Giảm nồng độ triglyceride

Chế độ dinh dưỡng giàu carbohydrate, với lượng carbohydrate chiếm hơn 60% tổng lượng calo, có thể làm tăng mức triglyceride.[5] Có một mối tương quan mạnh mẽ giữa mức triglyceride và lượng carbohydrate khi khảo sát đối với những người có chỉ số khối cơ thể (BMI) cao hơn 28+ và kháng insulin (thường là những người thừa cân và béo phì).[6]

Có bằng chứng cho việc tiêu thụ carbohydrate làm tăng chỉ số đường huyết, gây ra dư thừa insulin và làm tăng mức trilyceride ở phụ nữ.[7] Những thay đổi bất lợi liên quan đến lượng tiêu thụ carbohydrate, bao gồm mức glyceride tăng, là những yếu tố rất nguy hiểm cho tim mạch của phụ nữ hơn là ở nam giới.[8]

Tập thể dục thường xuyên, chế độ dinh dưỡng giàu axít béo omega-3 có trong , dầu hạt lanh, và các nguồn khác, có thể làm giảm nồng độ triglyceride trong máu. Khuyến nghị ở Hoa Kỳ là nên ăn 3 gram mỗi ngày các loại dầu này, còn tại châu Âu khuyên dùng 2 gram. Tuy nhiên, lượng omega-3 tiêu thụ phải cân bằng với lượng axit béo omega-6 với một tỷ lệ ω-6/ω-3=1:01-04:01 (tức là không quá 4 gram omega-6 cho mỗi 1 omega-3).[9][10]

Carnitine và fibrate có khả năng làm giảm mức triglyceride trong máu.[11][12] Sử dụng rượu nặng có thể làm tăng mức triglyceride.[13]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Triglyceride http://www.drweil.com/drw/u/id/QAA298788 http://books.google.com/?id=ED_xI-CEzFYC&pg=PA254&... http://tinvuichualanh.gso-ecom.com/buss/home/NewsD... http://www.medscape.com/viewarticle/587134_7 http://www.csuchico.edu/agr/grassfedbeef/health-be... //www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/12088525 http://archinte.ama-assn.org/cgi/content/abstract/... http://www.americanheart.org/presenter.jhtml?ident... http://www.americanheart.org/presenter.jhtml?ident... //dx.doi.org/10.1079%2FBJN%2F2002544